Máy thở người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh – IMT Medical – Thụy Sĩ

Danh mục:

Máy thở người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh
Model: BellaVista 1000
Hãng sản xuất: IMT Medical – Thụy Sĩ
Đạt tiêu chuẩn: ISO 9001, ISO 13485, CE.

Được trang bị đủ các chế độ thở quan trọng dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh được tích hợp máy nén khí là lựa chọn hàng đầu của bác sỹ hồi sức cấp cứu với giao diện trực quan và công nghệ thông minh:

• AVM: chế độ tự thở thích ứng, là chế độ tự động thông minh giúp giảm thời gian tương tác của người điều khiển máy thở.

• Lung Recruitment Tool: công cụ Huy động phế nang, đánh giá khả năng huy động của phổi, lựa chọn PEEP phù hợp.

• High Flow Oxygen Therapy (thở oxy lưu lượng cao): Máy có thể giúp thở cho trẻ sơ sinh ≥ 400 gram, trẻ em cho đến người lớn.

Giao diện trực quan, màn hình cảm ứng chạm. Hỗ trợ tiếng việt giúp người dùng nhanh chóng sử dụng thành thạo.

Các ứng dụng: Khoa hồi sức tích cực (ICU); Khoa sơ cấp cứu; Khoa cấp cứu; Vận chuyển nội viện; …

Bệnh viện đã sử dụng như: Bệnh viện Phổi Thanh Hóa; BVĐK khu vực Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái; BVĐK tỉnh Điện Biên; TTYT Yên Thế, TTYT Lạng Giang, TTYT Sơn Động và TTYT Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang; …

• Đặc biệt có thêm phiên bản máy thở Bellavista MR, hãng sản xuất: IMT Medical – Thụy Sĩ, dùng trong phòng chụp cộng hưởng từ MRI, dành cho người lớn và trẻ em.

• Và có máy nén khí cho máy thở / Model: Aeris – IMT Medical Thụy Sĩ. Tương thích với nhiều loại máy thở như: Drager, GE, Puritan Bennett, Event, Covidien, Newport, …

Máy nén khí turbine mạnh mẽ, nhưng êm ái và bền bỉ. Với thiết kế gọn gàng và thời lượng sử dụng pin 6 tiếng để sử dụng máy thở tại các khoa và vận chuyển nội viện.

Và có 2 thiết bị kiểm chuẩn và hiệu chuẩn máy thở từ hãng IMT Medical – Thụy Sĩ, với 2 model: Citrex H5 và PF-300. Sử dụng để kiểm tra và hiệu chuẩn các máy: Máy thở CPAP / Bilevel; Máy thở ICU; Máy thở tần số cao; Máy thở cho trẻ sơ sinh; Máy đo huyết áp; Máy đo chức năng hô hấp;…

Model: Citrex H5 đã có App riêng để chuẩn cho máy thở của Air Liquide, Philips và Vyaire. Citrex H5 trang bị màn hình cảm ứng màu độ phân giải cao hiển thị dữ liệu một cách hoàn hảo. Cùng với 26 lựa chọn lưu lượng, áp suất, thông số thở. 17 tiêu chuẩn khí được lập trình sẵn cung cấp giải pháp lý tưởng.

Model: PF-300 với thiết kế chắc chắn, giao diện đơn giản, đa ngôn ngữ. Đặc biệt, PF-300 có khả năng kiểm tra và hiệu chuẩn máy gây mê với tùy chọn modul phân tích đa khí OR-703, là một thiết bị hoàn hảo cho công việc của bạn.

1.Ứng dụng:
Khoa Hồi Sức Tích Cực (ICU)
Khoa Sơ Cấp Cứu
Khoa Cấp Cứu
Vận chuyển nội viện

2. Chế độ thông khí:
Không xâm lấn
Xâm lấn
Sơ sinh (tùy chọn)
Trẻ em
Người lớn
Thở 1 nhánh
Thở 2 nhánh (van thở ra ngoài)

3. Mode thở:
Kiểm soát áp lực: CPAP, PCV, P-A/C, PC–SIMV, PSV, beLevel (biphasic ventilation – thở hai pha), APRV
CPAP, S, S/T, P-A/C

Kiểm soát thể tích: VCV, V-A/C, VC–SIMV
PLV (Pressure Limited Ventilation – thở giới hạn áp lực) áp dụng trên tất cả các mode thở thể tích

4. Oxy:
Oxy liệu pháp
Oxy liệu pháp cao cấp (tuỳ chọn)
Oxygen flush (oxy khẩn) (tuỳ chọn)

5. ExpertVentilationTM package (gói nâng cao cho chức năng thở – tuỳ chọn):
Một hoặc nhiều nhịp thở dài (tuỳ chọn)
Thông khí bằng tay (tuỳ chọn)
Giữ quá trình thở vào (tuỳ chọn)
Giữ quá trình thở ra (tuỳ chọn)
Auto PEEP (tuỳ chọn)
NIF (Áp lực thở vào âm) (tuỳ chọn)
Vtrapped (thể tích bẫy khí) (tuỳ chọn)
1 (Áp lực thở vào ở 0.1 giây đầu tiên) (tuỳ chọn)
ATC – tự động bù sức cản ống thở (cấu hình toàn phần) (tuỳ chọn)

6. Các mode bellavista (beModes – tuỳ chọn):
SingleVent™ (cài sẵn, cho phép điều chỉnh moị chế độ và tham số thở)
Backup Ventilation (cài sẵn, cho phép chế độ thở dự phòng – sau một thời gian ngưng thở, các tham số dự phòng được áp dụng cho đến khi có can thiệp của người điều khiển máy)
TargetVent™ (tùy chọn này cho phép chế độ thở PRVC (kiểm soát thể tích được điều hoà bằng áp lực) với cả thở xâm nhập và không xâm nhập)
DualVent™ (tùy chọn cho phép máy thở tự động chọn giữa 2 chế độ thở tự nhiên và thở bắt buộc tùy theo hoạt động của bệnh nhân.)
DayNight™ (tuỳ chọn cho phép chuyển đổi giữa 2 chế độ thở hoặc các cài đặt theo thời gian)
MaskFit™ (tuỳ chọn cho phép dễ dàng thở không xâm nhập. Các cảnh báo âm thanh và hình ảnh giúp bệnh nhân thích ứng với mặt nạ thở tốt hơn)
WeanVent™ (tuỳ chọn cho phép cai thở. Nó giảm áp lực thở vào theo thời gian)
AVM – Adaptive Ventilation Mode (tuỳ chọn tự động thích ứng với hoạt động phổi và nỗ lực thở của bệnh nhân)

7. Các tính năng đặc biệt:
UserView™
FlexiView™
UserAssist™
VentilationAssist™
Nhiều màn hình theo dõi các đồ thị khác nhau
ConnectionAssist™ (hỗ trợ cắm các cổng kết nối)
ActiveHelp™ (hiển thị trợ giúp chủ động)
ChameleonClassic™ (giao diện tương tự máy thở hãng khác – tuỳ chọn)
ChameleonGreen™ (giao diện tương tự máy thở hãng khác – tuỳ chọn)

8. Theo dõi:
Các thông số theo dõi chuẩn:
Áp lực: Ppeak, Pplateau, Pmean, PEEP
Thể tích: Vti, MVi (MinVol), Vti/kg, MVi/kg, Vte, MVe (MinVol), Vte/kg, MVe/kg
Về thời gian: Tần số, Ti, Te, tỉ lệ I:E, Ti/Tot
Oxy: FiO2

Đồ thị: Áp lực, Lưu lượng, Thể tích (bao gồm đường Ptrach nếu ATC được kích hoạt
Lên đến 3 đường
Lên đến 8 đường đồ thị và vòng lặp (loop)
Giữ đứng yên đồ thị
Con trỏ đồ thị.

Rò rỉ: Lưu lượng rò rỉ, Auto-Leak ™
SpO2 (tuỳ chọn): Nhịp mạch, SpO2, Sóng pleth
Nồng độ CO2 (tuỳ chọn): inCO2 , etCO2 , CO2 curve
SBE: % Spont.

Video mô tả máy thở Bellavista 1000 - IMT Medical - Thụy Sĩ

Máy thở trẻ em, trẻ sơ sinh Bellavista 1000e - IMT Medical - Thụy Sĩ

Tag Cloud:Máy thở ORICARE V8800, máy thở BABYLOG 8000 PLUS, máy thở Vela – Viasys, máy thở Respironics Bipap Focus-Phillips,  Respironics V60-Phillips,  Respironics TRilogy 202-Phillips, máy thở Univent EAGLE II-Impact, Univent EAGLE 754-Impact, máy thở Puritan Bennett 840, may tho cao cap NEWPORT E360, may tho Resmed, máy thở Weinmann Medumat transport, máy thở  SIARE ENGINEERING INTERNATIONAL SIARE ENGINEERING INTERNATIONAL, máy trợ thở PARAPAC-PLUS 310, Máy thửo CPAP S9 Series, máy gây mê kèm thở Phillips Intelli Save AX700, máy gây mê kèm thở Draeger Fabius Plus, Draeger Primus, máy gây mê kèm thở GE Aespire 7900.
Thiết bị hồi sức cấp cứu https://promedivietnam.com/danh-muc/thiet-bi-hoi-suc-cap-cuu/, Thiết bị phòng mổ hồi sức cấp cứu Chợ y tế, Sản phẩm Thiết bị hồi sức cấp cứu phẫu thuật, Thiết bị hồi sức cấp cứu | Promedi Việt Nam | Công ty TNHH Promedi Việt Nam, Khoa Hồi sức cấp tích cực chống độc, Thiết bị hồi sức cấp cứu Product Categories, Cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện, Cung cấp thiết bị y tế cho phòng khám.

Máy thở là thiết bị không thể thiếu trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp mức độ nghiêm trọng, trong đó có bệnh Covid-19. Nó giúp duy trì khả năng hô hấp và hỗ trợ công tác điều trị căn nguyên của bệnh.

Máy thở có hai chức năng quan trọng là: Cung cấp oxy (O2) cho phổi và thải bỏ carbon dioxide (CO2) ra ngoài cơ thể.

David Hill – một bác sĩ chuyên khoa hô hấp đã trình bày trong hội thảo được tổ chức bởi Hiệp hội Hô hấp Hoa Kỳ (American Lung Association): “Máy thở là một thiết bị công nghệ hữu ích, có tác dụng hỗ trợ hô hấp cho những người không còn hoặc có khả năng tự hô hấp kém”.

Phổi nối với huyết quản (động mạch, tĩnh mạch), đây là cách để nó vận chuyển O2 vào máu và CO2 ra ngoài cơ thể. Virus Corona gây ra tổn thương phổi nghiêm trọng ở những bệnh nhân nặng, vì khi đó phổi của họ bị viêm và chứa đầy chất lỏng. Biểu hiện này cũng xảy ra ở những bệnh nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi.

Máy thở về cơ bản là thay thế người bệnh thực hiện các hoạt động hô hấp. Các loại máy thở hiện đại nhất hiện nay đều có cấu tạo bao gồm một máy bơm và một ống dẫn mà các bác sĩ trượt vào khí quản để điều khiển hoạt động hô hấp của người bệnh.

Máy thở không chữa được bệnh COVID-19 mà có vai trò giúp phổi thực hiện các hoạt động hô hấp trong khoảng thời gian cơ thể chống lại virus Corona gây nhiễm trùng.

PHÂN BIỆT MÁY TRỢ THỞ KHÔNG XÂM NHẬP VÀ MÁY THỞ XÂM NHẬP, LƯU Ý KHI DÙNG:

Máy thở không xâm nhập là gì?

Máy thở không xâm nhập (NIPPV) thực tế là máy thở hỗ trợ bệnh nhân thở mà không cần phải mở nội khí quản, bản chất là cái quạt tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân, khi đó bệnh nhân chỉ cần một động tác nhẹ đã có thể hít vào và đỡ tốn sức (loại CPAP). Loại BiPAP hiện đại hơn, nó cảm nhận được thì hít vào của bệnh nhân để nâng áp lực hỗ trợ lên cao và cảm nhận thì thở ra của bệnh nhân để hạ áp lực xuống thấp, để bệnh nhân hít vào dễ và thở ra không bị cản trở. Cụ thể:

CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) là cài đặt một áp lực trong suốt thời kỳ thở vào và thở ra để làm thông những đường thở nhỏ và giữ các phế nang không bị xẹp cuối kỳ thở ra nhằm mục đích chống lại xẹp đường thở và phế nang do ứ dịch; Tăng cường trao đổi khí; Di chuyển dịch ở trong phế nang vào trong mạch máu; Làm giảm công thở của bệnh nhân.

CPAP giúp bệnh nhân tự thở, máy thổi một dòng khí vào phổi bệnh nhân tạo ra áp lực dương liên tục trên đường thở.

BiPAP (Bilevel Positive Airway Pressure) bao gồm: IPAP: áp lực dương thở vào, tương đương với PSV và EPAP: áp lực dương thở ra, tương đương với PEEP

BiPAP là chế độ thở hỗ trợ hô hấp với 2 mức áp lực đường thở: thì hít vào (IPAP) và thở ra (EPAP). Được thiết kế kèm chức năng Auto-Trak và IPAP Rise-Time để tạo hiệu quả thông khí tối ưu.

Khi nào sử dụng máy thở không xâm nhập?

Thở máy không xâm nhập (NIPPV – Noninvasive Positive Pressure Ventilation) là phương thức thở mà bệnh nhân thở tự nhiên nhưng bị áp đặt một áp lực dương liên tục (CPAP) hay áp lực dương hai mức (BiPAP) trong suốt chu kỳ hô hấp.

Khi áp dụng chế độ thở này bắt buộc bệnh nhân phải tỉnh táo và cơ hô hấp còn hoạt động được và tránh được phải dùng mode thở xâm lấn mà gây nhiều biến chứng và tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Máy thở xâm nhập là gì?

Máy thở xâm nhập là hình thức thông khí nhân tạo qua nội khí quản hoặc canun mở khí quản, phương thức thông khí xâm nhập trong đó bệnh nhân thở máy với thể tích lưu thông được đặt trước, tần số thở theo tần số tự thở của bệnh nhân.

Phương thức này kiểm soát được thể tích lưu thông của bệnh nhân nhưng không kiểm soát chặt chẽ được thông khí phút và áp lực đường thở sẽ thay đổi tùy theo tình trạng cơhọc phổi. Khi sử dụng phương thức này, bệnh nhân không cần ngừng thở hoàn toàn, do đó không cần sử dụng thuốc giãn cơ.

Máy thở xâm nhập

Bệnh nhân đang sử dụng máy thở xâm nhập. Ảnh: Máy thở Bellavista 1000 IMT Medical Thụy Sĩ.

Khi nào sử dụng máy thở xâm nhập?

Máy thở xâm nhập được chỉ định trong hầu hết các suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.

Ngoài ra, máy còn được sử dụng khi bệnh nhân bị tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do đuối nước, do hít…

Bệnh nhân bị giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc cũng có thể sử dụng máy này.

Bên cạnh đó còn một số trường hợp máy thở xâm nhập được sử dụng như đợt cấp của suy hô hấp mạn tính hay sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Cách dùng của máy trợ thở không xâm nhập và máy thở xâm nhập

Máy trợ thở là máy hỗ trợ hô hấp đơn giản, có thể dùng ở nhà, còn máy thở cấu tạo phức tạp hơn, thường dùng trong trường hợp bệnh nhân nặng, mất khả năng hô hấp.

Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, máy trợ thở là máy hỗ trợ hô hấp đơn giản cho những bệnh nhân có vấn đề về đường thở. Máy này thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị béo phì, hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Cấu tạo và cách vận hành của máy trợ thở đơn giản nên có thể tự sử dụng tại nhà mà không cần những thiết bị bổ trợ hoặc đào tạo chuyên sâu. Còn máy thở là máy hỗ trợ hô hấp được dùng trong bệnh viện, có cấu tạo phức tạp, nhiều tính năng để có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân mất khả năng hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân tổn thương phổi nặng. Sử dụng máy thở chuyên dụng cần có các thiết bị bổ trợ như oxy, khí nén và người sử dụng phải được đào tạo chuyên sâu về sử dụng máy thở, do đó chỉ được sử dụng trong bệnh viện bởi người được đào tạo chuyên sâu và dùng cho những bệnh lý phức tạp.

Máy trợ thở dễ bị lây nhiễm virus corona?

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, hiện rất nhiều người nhầm lẫn giữa máy thở và máy trợ thở. Theo bác sĩ Phúc, máy thở là máy đẩy không khí vào phổi, sau đó người bệnh thở ra, không khí luôn nằm trong một ống kín, luồng khí vào và khí ra luôn được lọc các tác nhân gây bệnh trong đó có virus.

Còn với cả hai phiên bản máy trợ thở hiện nay, là phiên bản máy ở bệnh viện và máy sử dụng tại nhà, đều sử dụng nguyên ly tạo áp suất cao để đẩy không khí vào đường thở, thường là thông qua mặt nạ trùm lên mũi. Máy áp lực đường thở dương liên tục, được gọi là CPAP, cung cấp luồng không khí liên tục ở áp suất không đổi.

Một số loại máy khác tiên tiến hơn, có thể tăng áp suất để đẩy không khí vào, nhưng sau đó giảm áp suất để cho phép không khí được thở ra“, bác sĩ Phúc nói.

Bệnh nhân mắc Covid-19 cần chú ý khi dùng máy thở, máy trợ thở

Bác sĩ Phúc cho biết thêm, máy trợ thở cũng lọc không khí vào và ra, lọc hết tác nhân gây bệnh, trong đó có virus. Tuy nhiên, máy trợ thở kết nối với bệnh nhân bằng mặt nạ úp lên mũi, nó không đảm bảo đủ kín, virus có thể bơm vào môi trường xung quanh, làm cho bệnh nhân khác bị nhiễm virus, nhân viên y tế cũng có thể bị nhiễm.

Máy trợ thở sẽ đưa đến mũi của bệnh nhân một luồng không khí đủ oxy với áp lực cao. Người bệnh cũng phải thở ra với một áp lực cao tương ứng theo máy, trong khi mặt nạ chùm lên mũi không chắc chắn đảm bảo kín (do sự gồ ghề của khuôn mặt, do bệnh nhân móm, do rách mặt nạ).

Điều này làm cho virus dễ phát tán ra môi trường bên ngoài, có thể gây tình trạng lây nhiễm chéo, đặc biệt là nguy cơnhiễm bệnh cho nhân viên y tế. Trong trường hợp này, rõ ràng SARS-CoV-2 rất dễ lây lan“, bác sĩ Phúc nhấn mạnh.

Bác sĩ Phúc khuyến cáo, để hạn chế lây nhiễm chéo, bệnh nhân Covid-19 khi dùng máy trợ thở, cần thiết phải nằm trong buồng điều trị áp lực âm đồng thời tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chống nhiễm khuẩn. Đó cũng là lý do vì sao chuyên gia ưu tiên sử dụng máy thở như là phương tiện chính điều trị cho các bệnh nhân.